Theo như thông báo từ Bộ quốc phòng thì luật nghĩa vụ quân sự 2014 sẽ sửa đổi bổ sung với trọng tâm là việc giới hạn lại những trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự.
Như mọi người cũng đã biết thì cứ đế năm 18 tuổi thì các nam thanh niên sẽ được gọi đi khám sức khỏe cho việc tuyển quân nghĩa vụ quân sự thường niên, nhưng đa số những gia đình có điều kiện đều tìm cách tránh không cho con em mình nhập ngũ và theo như blog tin tức Bồ Câu Số ghi nhận được từ thực tế thì cũng vì mong muốn này của các gia đình đã tạo điều kiện cho tiêu cực xảy ra ở cơ quan phường đội nơi phụ trách nắm danh sách những thanh niên tới tuổi nghĩa vụ.Dù sao, tập trung bàn thảo về luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2014 thì có bài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Học chính quy mới hoãn nhập ngũ trên báo Tuổi Trẻ đăng như sau:
Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với HS phổ thông, SV đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy.
Chiến sĩ trẻ Nguyễn Lê Minh Tiến (20 tuổi, Q.9, TP.HCM) nhập ngũ tháng 2-2014 tại lữ đoàn 957, TP Cam Ranh, Khánh Hòa - Ảnh: Quang Định
Sáng nay 14-8, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học trong thời bình quá rộng, gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi công dân nhập ngũ.
Chính vì vậy, dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) chỉ quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy. Việc thu hẹp diện được tạm hoãn này là để nâng cao chất lượng gọi nhập ngũ và góp phần bảo đảm công bằng xã hội về thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với công dân đang học chương trình đào tạo đại học được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ nhằm tạo nguồn lực phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sau khi tốt nghiệp sẽ gọi nhập ngũ.
Đối với công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc các cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ, sẽ được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả để sau khi xuất ngũ được các nhà trường tiếp nhận lại.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban cho rằng việc thu hẹp đối tượng tạm hoãn là hợp lý, tuy nhiên đề nghị không phân biệt diện tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên đại học, cao đẳng đang học hệ chính quy.
Đồng thời đa số ý kiến trong ủy ban Quốc phòng và an ninh cũng đề nghị nghiên cứu quy định độ tuổi gọi nhập ngũ (hiện nay là từ 18 tuổi đến 25 tuổi) để có thể gọi số thanh niên đã hoàn thành chương trình các bậc học cao tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ, khắc phục tình trạng như thời gian qua gọi nhập ngũ chủ yếu chỉ tập trung vào con em nông dân, tỷ lệ gọi số thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng rất thấp, tránh các biểu hiện trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Theo tài liệu tại phiên họp, một bộ phận công dân đã có việc làm, có trình độ học vấn cao, có chuyên môn kỹ thuật và con em cán bộ, công chức, các gia đình có điều kiện kinh tế thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ chưa nhiều (chỉ chiếm 4,94%) và có xu hướng giảm. Con em nông dân, người chưa có việc làm chiếm số đông (trên 80%) và có xu hướng tăng. Tỷ lệ con em là người dân tộc còn thấp (khoảng 14%).
Trong điều kiện số công dân nhập ngũ hàng năm chỉ chiếm 0,12% tổng dân số và 5,87% tổng số công dân nam trong độ tuổi 18-25 nhưng vẫn có địa phương cho phép điều chuyển từ nơi này sang nơi khác để bù cho đủ chỉ tiêu được giao…
Tỷ lệ công dân có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm khoảng 0,64% tổng số thanh niên nhập ngũ hàng năm trong khi tổng số sinh viên trung bình trong các năm gần đây luôn ở khoảng trên 1,5 triệu người (chiếm 50% tổng số công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự”.
Luật đưa ra theo nhận định của những người ở tầm cao trong bộ máy nhà nước, các điều khoản nghe có vẻ hợp lý nhưng trong thực tế đang được áp dụng khá méo mó, mong là lần này sẽ cải cách lại khá hơn.
Bồ Câu Số
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét